Email: hoangoclan_tm26@yahoo.com.vn | Hotline: 0979 466 335

Công ty luật TNHH Lê Cao

Công ty luật TNHH Lê Cao

Có cần phải có giấy khai tử khi thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế không?

Xin chào LeCao lawyer. Hiện trên sổ hồng của gia đình tôi do bố tôi (đã chết) và mẹ tôi đứng tên. Nay gia đình tôi muốn tách thửa cho cháu ruột trong nhà. Song CQNN yêu cầu phải có giấy chứng tử của ông nội tôi (trước 1930) để chứng tỏ ông nội tôi ko còn quyền thừa kế do bố tôi để lại. GĐ đó xã cũng không có giấy khai sinh. Vậy nhờ luật sư cho tôi hỏi trước 1930 thì có cơ quan nào chứng giám cho giấy khai sinh của bố và chứng tử của ông nội. Nếu bắt buộc phải làm 2 giấy tờ trên thì làm ở đâu và làm như thế nào, và thủ tục tách thửa đó cần những giấy tờ gì ? Tôi xin cám ơn

Luật sư trả lời:

Theo thông tin bạn cung cấp: Thửa đất đứng tên quyền sử dụng đất của bố mẹ bạn nên căn cứ theo quy định tại Điều 29 Luật hôn nhân và gia đình 2014, thửa đất được xác định là tài sản chung của bố mẹ bạn.

Chính vì thế khi bố bạn mất thì 1/2 thửa đất thuộc phần di sản thừa kế của bố bạn và mẹ bạn có quyền quyết định đối với 1/2 thửa đất còn lại.

1. Phân chia di sản:

Chính vì thế khi mẹ bạn mất thì 1/2 thửa đất thuộc phần di sản thừa kế của mẹ bạn còn bố bạn chỉ có quyền quyết định đối với 1/2 thửa đất còn lại.

Đối với 1/2 thửa đất là di sản thừa kế của mẹ bạn:

Căn cứ theo quy định của pháp luật Điều 651 Bộ Luật dân sự năm 2015:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.”

Như vậy, khi bố bạn mất thì di sản thừa kế của bố bạn sẽ được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Mỗi người thuộc hàng thừa kế này đều được chia những phần thừa kế bằng nhau.

2. Thủ tục thực hiện khai nhận di sản thừa kế:

Không có chứng tử của ông bà để nhận đất thừa kế

Do đó nếu gia đình bạn muốn làm thủ tục nhận di sản thừa kế thì gia đình bạn cần chứng minh những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, tức là bạn phải chứng minh ông nội của bạn đã mất trước thời điểm bố bạn mất.

Chính vì thế việc cơ quan nhà nước yêu cầu bạn phải nộp giấy chứng tử của bố bạn và ông nội của bạn là đúng quy định của pháp luật.

– Nếu như ông nội bạn mất mà không có giấy tờ chứng minh thì bạn có thể đến UBND xã để xin trích lục khai tử của ông bạn và nộp cho cơ quan nhà nước.

– Tuy nhiên, vì ông bà nội của bạn mất vào thời kỳ chiến tranh… và hầu như không có khả năng nào để chứng minh người này còn sống nếu xét về tuổi tác, nên những người nhận thừa kế có thể làm văn bản cam kết với nội dung người cha chồng đã chết trước thời điểm người chồng chết, và hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu có tranh chấp xảy ra.

– Ngoài ra, mẹ bạn phải chứng minh người cha chồng đã chết trước có thể được chấp nhận bằng các giấy tờ khác, chẳng hạn: văn bản xác nhận của UBND phường, công an khu vực về việc người đó đã chết, xác nhận của những người sống trong khu vực là người cao tuổi có biết hoặc chứng kiến về cái chết của người cha chồng trước kia…

Gọi luật sư Đặt câu hỏi Báo giá vụ việc Đặt lịch hẹn