Email: hoangoclan_tm26@yahoo.com.vn | Hotline: 0979 466 335

Công ty luật TNHH Lê Cao

Công ty luật TNHH Lê Cao

Hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại

Tin pháp luật|

1. Khái niệm hợp đồng dịch vụ

Theo Bộ luật dân sự năm 2015, hợp đồng dịch vụ có thể là: Dịch vụ gửi xe, dịch vụ pháp lí, dịch vụ du lịch, dịch vụ quảng cáo...vv

Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là một công việc cụ thể. Một bên cung ứng dịch vụ, bên sử dụng/thuê dịch vụ (KH). Bên cung ứng chỉ có thể uỷ quyền/nhượngHĐ cho bên thứ 3 thực hiện nếu được KH đồng ý.

Khi thoả thuận về việc thực hiện công việc dịch vụ, bên KH phải đưa ra các yêu cầu của mình về chất lượng, kĩ thuật, các thông số khác... Từ đó, các bên có cơ sở để thoả thuận về các điều kiện cung ứng dịch vụ.

Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“Hợp đồng dịch vụ là sự thoà thuận giữa các bên, theo đó, bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ".

2. Đặc điểm pháp lí của hợp đồng dịch vụ

- Bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện các hành vi pháp lí nhất định và giao kết quả cho bên thuê dịch vụ.

- Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng có đền bù

Bên KH phải trả tiền công cho bên cung ứng dịch vụ, khi bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện công việc và mang lại kết quả như đã thoả thuận.

- Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng song vụ

Bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện các hành vi pháp lí theo yêu cầu của bên KH, bên KH có nghĩa vụ tiếp nhận kết quả công việc và trả tiền công cho bên cung ứng dịch vụ.

3. Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ

- Đáp ứng thoả thuận về kết quả công việc

Trừ khi có thỏa thuận khác trong hợp đồng, nếu tính chất của loại dịch vụ được cung ứng yêu cầu bên cung ứng phải đạt được một kết quả nhất định thì bên cung ứng phải thực hiện việc cung ứng dịch vụ với kết quả phù hợp với mục đích của hợp đồng (Điểu 79 Luật Thương mại năm 2005).

- Thực hiện HĐ theo nỗ lực và khả năng cao nhất

Nếu tính chất của loại dịch vụ được cung ứng yêu cầu bên cung ứng dịch vụ phải có nỗ lực cao nhất để đạt kết quả mong muốn thì bên cung ứng dịch vụ chỉ phải thực hiện nghĩa vụ cung ứng dịch vụ đó với sự nỗ lực và khả năng cao nhất (Điều 80 Luật Thương mại năm 2005).

Rõ ràng tính chất của loại dịch yụđóng vai trò rất quan trọng và cả hai bên - bên bán dịch vụ và bên mua dịch vụ - phải đặc biệt chú ý đến điều này.

Những điều phân tích ở trên cho thấy nghĩa vụ và trách nhiệm của người bán dịch vụ trong hợp đồng cung ứng dich vụ là rất khác biệt so với hợp đồng mua bán hàng hóa. Điều 79 và Điều 80 nói trên của Luật Thương mại năm 2005 là một trong những điểm mới, rất mới của pháp luật thương mại Việt Nam khi coi dịch vụ cũng là một loại hàng hóa có thể mua bán nhằm mục đích sinh lợi. Các bên ký kết hợp đồng cung ứng dịch vụ nên đọc kỹ hai điều khoản nói trên trước khi ký kết hợp đồng.

4. Nghĩa vụ của khách hàng (KH)- bên được cung ứng dịch vụ

Nghĩa vụ của khách hàng - bên mua dịch vụ - trong hợp đồng cung ứng dịch vụ cũng có nhiều điểm khác biệt so với người mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa.

- Nghĩa vụ thanh toán tiền HĐ dịch vụ: khách hàng sẽ chỉ phải thanh toán tiền cung ứng dịch vụ khi việc cung ứng dịch vụ được hoàn thành. Trừ trường hợp hợp đồng có quy định khác.

- Nghĩa vụ khác: Các nghĩa vụ khác của khách hàng trong hợp đồng cung ứng dịch vụ thường là:

•   Cung cấp kịp thời các chỉ dẫn để việc cung ứng dịch vụ được thực hiện kịp thời;

•   Hợp tác trong tất cả các vấn để cần thiết khác để bên cung ứng có thể cung ứng dịch vụ một cách thích hợp;

•   Nếu dịch vụ được cung cấp bởi nhiều bên cung cấp thì khách hàng có nghĩa vụ điều phối hoạt động của các bên cung ứng sao cho không gây cản trở đến công việc của bất kỳ bên cung ứng dịch vụ nào;

•   Chịu mọi chi phí hợp lý trong việc đưa ra những yêu cầu có tính thay đổi trong quá trình cung ứng dịch vụ nếu những yêu cầu đó là hợp lý.

= >nghĩa vụ của khách hàng khá chung. Và nó còn phụ thuộc các QPPL khác liên quan nữa.

5. Đơn phương chấm dứt hợp đồng dịch vụ

Căn cứ theo Điều 520 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ như sau:

“Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ

1. Trường hợp việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên sử dụng dịch vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nhưng phải báo cho bên cung ứng dịch vụ biết trước một thời gian hợp lý; bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền công theo phần dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện và bồi thường thiệt hại.

2. Trường hợp bên sử dụng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên cung ứng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”

Như vậy, nếu bên bạn muốn chấm dứt hợp đồng cung ứng dịch vụ lao động thì công ty bạn phải thỏa thuận với bên sử dụng dịch vụ là công ty liên doanh hoặc chứng minh được bên sử dụng dịch vụ vi phạm hợp đồng là căn cứ để chấm dứt hợp đồng dịch vụ”

Đơn phương chấm dứt hợp đồng cung ứng dịch vụ là một bên đơn phương hủy bỏ hợp đồng mà không cần có sự đồng ý của bên kia. Việc hủy bỏ hợp đồng xảy ra trong những trường hợp bên kia vi phạm là điều kiện hủy bỏ hợp đồng mà 2 bên đã thỏa thuận, do bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng hoặc do pháp luật quy định. Trường hợp này bên hủy bỏ hợp đồng không phải bồi thường thiệt hại. Hủy bỏ hợp đồng là cơ sở của việc chấm dứt hợp đồng dân sự đã giao kết mặc dù hợp đồng đã có hiệu lực. Khi hợp đồng bị hủy bỏ có nghĩa hợp đồng coi như không tồn tại ngay từ đầu, mặc dù có thể đã được thực hiện một phần.

Điều kiện để một bên hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp này là sự vi phạm hợp đồng của bên kia, và phải thông báo cho bên kia biết việc hủy bỏ hợp đồng, phải nói rõ nguyên nhân dẫn đến việc hủy bỏ hợp động. Khi hợp đồng bị hủy bỏ, thì hợp đồng không có hiệu lực kể từ khi giao kết và các bên phải trả lại cho nhau tài sản đã nhận.

Quyền đơn phương hủy bỏ hợp đồng có thể do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Cơ sở chung của các quy định về hủy bỏ hợp đồng là một bên hợp đồng không thực hiện nghĩa vụ, chậm thực hiện nghĩa vụ, thực hiện nghĩa vụ không đầy đủ hoặc không có khả năng thực hiễn nghĩa vụ.

6. Thời hạn hoàn thành dịch vụ trong hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại 

Bên cung ứng dịch vụ phải hoàn thành dịch vụ đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng cung ứng dịch vụ. Nếu trong trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn hoàn thành việc cung ứng dịch vụ thì bên cung ứng dịch vụ phải hoàn thành quá trình cung ứng dịch vụ trong một thời hạn hợp lý trên cơ sở tính đến tất cả các điều kiện và hoàn cảnh mà bên cung ứng dịch vụ biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng, bao gồm bất kỳ nhu cầu cụ thể nào của khách hàng có liên quan đến thời gian hoàn thành dịch vụ.

Hoặc trong các trường hợp một hợp đồng cung ứng dịch vụ chỉ có thể được hoàn thành khi khách hàng hoặc bên cung ứng dịch vụ khác đáp ứng các điều kiện nhất định thì bên cung ứng dịch vụ đó không có nghĩa vụ hoàn thành dịch vụ của mình cho đến khi các điều kiện về hợp đồng cung ứng dịch vụ đó được đáp ứng.

Như vậy, khi muốn kết thúc một hợp đồng cung ứng dịch vụ thì các bên phải đáp ứng các điều kiện nhất định thì bên cung ứng dịch vụ đó không có nghĩa vụ hoàn thành dịch vụ của mình cho đến khi các điều kiện về hợp đồng cung ứng dịch vụ đó được đáp ứng. Các bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ phải đáp ứng các điều kiện về thời gian hoàn thành hợp đồng cung ứng dịch vụ.

Sau khi kết thúc thời hạn thực hiện công việc theo hợp đồng dịch vụ mà công việc chưa hoàn thành và bên cung ứng dịch vụ vẫn tiếp tục thực hiện công việc, bên sử dụng dịch vụ biết nhưng không phản đối thì hợp đồng dịch vụ đương nhiên được tiếp tục thực hiện theo nội dung đã thỏa thuận cho đến khi công việc được hoàn thành.

Nếu cần tư vấn về Hợp đồng cung ứng dịch vụ hoặc các loại Hợp đồng kinh doanh thương mại khác, bạn có thể liên hệ LeCao lawyer tại:

Công ty Luật TNHH LeCao

Địa chỉ: 47/104, Nguyễn Hữu Tiến, tây Thạnh, Tân Phú, HCM; 

Điện thoại: 0979466335; 

Email: hoangoclan_tm26@yahoo.com.vn  

Gọi luật sư Đặt câu hỏi Báo giá vụ việc Đặt lịch hẹn