Email: hoangoclan_tm26@yahoo.com.vn | Hotline: 0979 466 335

Công ty luật TNHH Lê Cao

Công ty luật TNHH Lê Cao

Bình luận về một số Nguyên tắc áp dụng pháp luật mới

Tin pháp luật|

Để giải quyết một tranh chấp, vấn đề ngoài việc tìm hiểu quy định pháp luật liên quan thì bạn cần biết cách vận dụng các nguyên tắc áp dụng pháp luật. Dưới đây tác giả sẽ nói về một số nguyên tắc áp dụng pháp luật ở trong các văn bản pháp luật khác ngoài nguyên tắc chung tại Điều 156-Luật ban hành VBQPPL 2015.

1. Nguyên tắc chung về áp dụng pháp luật: 

Điều 156 –Luật BH VBQPPL 2015 có quy định rất rõ về nguyên tắc chung trong áp dụng phá luật như sau:

1. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.

Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.

2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.

4. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra, trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.

5. Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.

2. Một số nguyên tắc áp dụng pl tại các văn bản pháp luật khác:

a)  Điều 688 -Bộ luật Dân sự 2015 có quy định: 

“Đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật này có hiệu lực thì việc áp dụng pháp luật được quy định như sau:

a) Giao dịch dân sự chưa được thực hiện mà có nội dung, hình thức khác với quy định của Bộ luật này thì chủ thể giao dịch tiếp tục thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11, trừ trường hợp các bên của giao dịch dân sự có thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung nội dung, hình thức của giao dịch để phù hợp với Bộ luật này và để áp dụng quy định của Bộ luật này.

Giao dịch dân sự đang được thực hiện mà có nội dung, hình thức khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11;

b) Giao dịch dân sự chưa được thực hiện hoặc đang được thực hiện mà có nội dung và hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của Bộ luật này

c) Giao dịch dân sự được thực hiện xong trước ngày Bộ luật này có hiệu lực mà có tranh chấp thì áp dụng quy định của Bộ luật số 33/2005/QH11 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 để giải quyết"

Mặc dù có quy định rõ như trên nhưng thực tế áp dụng vẫn vướng, áp dụng BLDS 2005 hay BLDS 2015. Như: 

  • Hiểu như thế nào là có nội dung và hình thức khác?
  • Áp dụng pháp luật để thực hiện tiếp tục giao dịch hay giải quyết tranh chấp?
  • Điểm c quy định áp dụng pháp luật cho việc giải quyết tranh chấp, nhưng chỉ quy định cho giao dịch dân sự “được thực hiện xong” trước ngày bộ luật mới có hiệu lực. Như vậy, trường hợp giao dich dân sự chưa được thực hiện hoặc đang được thực hiện thì Điều 688 không có quy định áp dụng pháp luật nào để giải quyết tranh chấp. Vậy áp dụng qđpl nào cho trường hợp này

b) Áp dụng luật chung, riêng:

Bộ luật dân sự năm 2015 quy định rất cụ thể về nguyên tắc áp dụng Bộ luật Dân sự như sau: "Bộ luật dân sự là luật chung điều chỉnh tất cả các quan hệ dân sự, luật khác có liên quan đến điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật dân sự. Trường hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng trái với quy định của Bộ luật dân sự thì phải áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự."

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 không quy định nguyên tắc áp dụng pháp luật trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành và văn bản quy phạm pháp luật chung có sự chồng chéo.

Ví dụ: liên quan đến vấn đề lãi suất, Điều 468 BLDS năm 2015 quy định việc áp dụng mức trần lãi suất vay 20%, trừ “trường hợp luật khác có liên quan quy định khác”. “luật khác” ở đây được hiểu là luật riêng/chuyên ngành (Luật Ngân hàng nhà nước, Luật Các tổ chức tín dụng…). Cụ thể, Khoản 2 Điều 91 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

Hoặc Luật nhà ở 2014 quy định về điều kiện của giao dịch về nhà ở phải có Giấy chứng nhận, trong khi BLDS 2015 chỉ quy định chung như sau “Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác” .Vậy TH này sẽ cần áp dụng Luật nhà ở cho TS thế chấp là nhà ở, tức phải có GCN nhà ở (theo nguyên tắc ưu tiên áp dụng luật riêng) hay áp dụng theo nguyên tắc  văn bản ban hành sau (khoản 3 Điều 156 Luật ban hành VBQPPL)?

Trên đây là một số bình luận của LeCaolawyer. Hy vọng trong thời gian tới các vướng mắc sẽ được hướng dẫn, giải thích cụ thể hơn.

Tác giả:LeCaolawyer.

 

Gọi luật sư Đặt câu hỏi Báo giá vụ việc Đặt lịch hẹn